I. Cạo vôi răng
Cạo vôi răng là một phương pháp hữu hiệu để loại bỏ mảng bám và vôi răng tích tụ trên nướu. Quá trình này thường sử dụng độ rung sóng siêu âm từ đầu của dụng cụ cạo vôi, giúp làm sạch và loại bỏ các tàn dư vôi răng một cách hiệu quả.
Việc không thực hiện cạo vôi răng định kỳ có thể dẫn đến tình trạng viêm nướu. Đây là bước đầu tiên của bệnh viêm nha chu, nhưng nếu chăm sóc đúng đắn và điều trị kịp thời, bệnh có thể được khắc phục. Ngược lại, nếu tình trạng viêm nướu kéo dài, sẽ gây phá hủy mô, hình thành mủ, làm suy giảm sức mạnh của răng và có thể dẫn đến tình trạng mất răng.
Lấy cao răng có đau không?
Lấy cao răng được đánh giá là hoàn toàn không gây cảm giác đau đớn gì, không làm chảy máu cũng như không gây tác hại nguy hiểm nào cho răng và nướu.
Tuy nhiên, răng và nướu vẫn có thể bị tổn thương nếu thao tác thực hiện của bác sĩ không đúng kỹ thuật làm tác động trực tiếp đến lưỡi và má trong,…
Do đó, để phòng tránh tình trạng này bạn nên lựa chọn các trung tâm nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại. Từ đó mới đảm bảo việc cao vôi răng diễn ra an toàn và hiệu quả nhất.
Cách phòng ngừa tình trạng hình thành cao răng
Để hạn chế sự hình thành của cao răng trong thời gian dài đòi hỏi mỗi người phải có ý thức chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng, đúng cách. Theo đó cần đảm bảo thực hiện tốt các vấn đề sau đây:
Chải răng sạch sẽ đều đặn 2 – 3 lần/ngày vào mỗi buổi sáng, tối, sau khi ăn khoảng 30 phút.
Sử dụng bàn chải lông mềm, kem đánh răng chứa flour và thực hiện thao tác chải răng nhẹ nhàng theo chiều dọc hoặc chải tròn ở khắp các bề mặt của răng.
Bàn chải đánh răng cần được thay mới sau 2 – 3 tháng sử dụng hoặc thay ngay khi đầu lông đã bị mòn để tránh vi khuẩn tích tụ nhiều gây ảnh hưởng xấu đến răng lợi.
Làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa thay cho việc dùng tăm xỉa răng tiềm ẩn nhiều mối nguy hại.
Súc miệng bằng dung dịch diệt khuẩn chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý để làm sạch toàn bộ mảng bám, vi khuẩn còn sót lại, cải thiện hơi thở thơm mát, ngừa bệnh lý ở răng tối ưu.
Chế độ ăn uống nên hạn chế tối đa việc tiêu thụ các món nhiều đường, nhiều tinh bột, thực phẩm đậm màu.
Tránh dùng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá, không nên uống nhiều nước có ga.
Thay vào đó hãy chú ý ăn uống lành mạnh với các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất tốt cho răng nướu từ rau củ, trái cây tươi, thịt cá, hải sản, trứng, sữa,…
Uống đủ nước mỗi ngày để không bị khô miệng, hạn chế khả năng vi khuẩn sản sinh gây các vấn đề bệnh lý ở răng miệng.
Luôn giữ thói quen thăm khám, kiểm tra sức khỏe răng miệng, cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/lần. Không chỉ giúp duy trì hàm răng sạch khỏe, ngừa viêm nướu mà còn giúp kiểm soát tốt mọi vấn đề bất thường đang xảy ra ở răng miệng để kịp thời khắc phục hiệu quả, tránh biến chứng xảy ra.
II. Tẩy trắng răng
Tẩy trắng răng là kỹ thuật nha khoa được áp dụng để cải thiện màu sắc của răng. Trong quá trình thực hiện, các chất tạo ra phản ứng oxi hóa – khử kết hợp với ánh sáng, được sử dụng để xâm nhập vào men răng và phá vỡ các chuỗi phân tử màu trong cấu trúc răng. Kết quả là răng trở nên trắng sáng hơn, và cấu trúc răng không bị ảnh hưởng. Hiệu quả của quá trình tẩy trắng răng có thể duy trì trong khoảng từ 6 tháng đến 1 năm. Tuy nhiên, sau khoảng 1,5 – 2 năm, mức độ trắng sẽ giảm dần theo thời gian.
Các yếu tố như chế độ ăn uống và việc vệ sinh răng miệng đều ảnh hưởng đến thời gian giữ màu trắng. Những người duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và duy trì vệ sinh răng miệng tốt có thể giữ được màu trắng sáng của răng trong khoảng 3 – 4 năm.
Các trường hợp nên tẩy trắng răng
Tẩy trắng răng có thể áp dụng hiệu quả cho các trường hợp như:
- Răng bị ố vàng, xỉn màu do làm sạch răng sai cách, ăn uống các thực phẩm gây hại cho răng, răng bị ố do vôi răng tích tụ nhiều,….
- Bệnh nhân có men răng khỏe mạnh, không hoặc ít bị mài mòn.
- Tình trạng răng miệng bệnh nhân tốt và không có dấu hiệu bệnh lý.
- Những người trên 18 tuổi có cấu trúc xương hàm đã ổn định và không có sự thay đổi.
- Những người không quá già, không mắc các bệnh mạn tính ảnh hưởng đến sức khỏe.
Những trường hợp nào không nên tẩy trắng răng?
Những khách hàng có răng bị nhiễm tetracycline nặng sẽ khó có thể cải thiện màu răng trắng sáng bằng cách biện pháp thông thường.
Khi răng bị tụt lợi nếu thực hiện tẩy trắng răng sẽ làm kích ứng đến tủy, gây ê buốt và không đạt được hiệu quả làm trắng răng như mong đợi.
Ngoài ra, nhiều trường hợp cũng không nên thực hiện tẩy trắng răng đó là:
- Bệnh nhân dị ứng với thuốc tẩy trắng răng.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú.
- Không nên tẩy trắng răng cho trẻ dưới 16 tuổi bởi rất dễ làm kích ứng tủy.
- Những trường hợp bị mòn cổ chân răng nghiêm trọng, viêm nướu, tụt nướu lộ chân răng.
BLOG
Tin tức nổi bật